Dấu ấn 31 năm hoạt động (23/2/1989-23/2/2020)

Trong suốt 31 năm Hội luôn bám theo tôn chỉ mục đích, điều lệ Hội được UBND TP phê duyệt theo từng thời kỳ. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Hội viên và nông dân khôi phục, cải tạo, phát triển nghề làm vườn (VAC) ở khuôn viên hộ gia đình từ thấp lên cao,

Dau-an-31-nam-hoat-dong-2321989-2322020

Trong 31 năm hoạt động của Hội làm vườn &trang trại TP (gọi tắt là Hội), trải qua 7 nhiệm kỳ Đại hội. Với sự tâm huyết nhiệt tình, nỗ lực cao của cán bộ Hội các cấp , sự đoàn kết nhất trí của tập thể từ cơ sở Hội đến toàn Hội. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo , hỗ trợ hiệu quả của Thành ủy; UBND TP, MTTQ VN TP và sự hỗ trợ phối hợp của Sở Nông Nghiệp & PTNT, của Hội Nông Dân TP, của Đảng bộ và UBND các huyện quận , xã phường có Hội hoạt động cùng nhiều Sở ngành, Đoàn thể đã hỗ trợ và phối hợp với Hội trong suốt 31 năm qua. Hoạt động của Hội đã tạo dấu ấn với kết quả được tóm tắt như sau:

1./ Trong suốt 31 năm Hội luôn bám theo tôn chỉ mục đích, điều lệ Hội được UBND TP phê duyệt theo từng thời kỳ. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Hội viên và nông dân khôi phục, cải tạo, phát triển nghề làm vườn (VAC) ở khuôn viên hộ gia đình từ thấp lên cao, từ cách làm truyền thống “vườn – ao – chuồng” chăm lo cải thiện bữa ăn, xóa đói giảm nghèo thuở ban đầu, dần tiến lên phát triển VAC đa dạng, làm giàu theo hướng Nông nghiệp đô thị, bền vững dựa vào ưu thế về KHKT, vốn và thị trường lớn của TP. Với sản phẩm Nông nghiệp của hội viên đa dạng, như hoa – cây cảnh, cá cảnh, cá sấu, tôm, cá, rau an toàn, nuôi bò sữa, chăn nuôi trâu, bò thịt, chăn nuôi heo (heo thịt, heo giống), gây nuôi động vật hoang dã, phát triển cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái (như cụm vườn xã Trung An huyện Củ Chi, khu vườn xoài huyện Cần Giờ 1 số vườn sinh thái đẹp ở Thủ Đức, Q9, Bình Chánh, Hóc Môn, Q12, Nhà Bè…) kinh tế VAC đô thị đã góp phần tăng nhanh thu nhập, giảm nghèo và làm giàu cho bà con nông dân, góp phần vào phát triển nông nghiệp đô thị và xây dựng nông thôn mới của Thành Phố. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn TP tăng vượt bậc từ gần 25 triệu đồng lên 90 triệu đồng / người/ năm sau 10 năm xây dựng NTM (2010-2020), trong đó có một số hộ hội viên là trang trại, gia trại , tay nghề cao áp dụng công nghệ cao, có thu nhập bình quân đầu người trong gia đình đạt 16 triệu đến trên 40 triệu đồng/người/tháng. Số hội viên đạt Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp hàng năm (cũng là Hội viên đạt SXKD giỏi của Hội,) bình quân đạt 70% – 76% tổng số hội viên

2./ Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động qua nhiều hình thức

- Trong 15 năm đầu đã phối hợp với Đài phát thanh TP dành 15 phút phát thanh về kinh tế vườn vào 5 giờ sáng thứ 2 hàng tuần, đã chuyển tải những kinh nghiệm, mô hình hay đến bà con, hội viên.

- Đã tổ chức 15 lần hợp báo nhân dịp đầu năm nhằm trao đổi về phương hướng hoạt động của Hội trong năm. (mỗi lần họp thường có trên 20 phóng viên dự.)

- Có 46 lượt đài truyền hình TP và đài truyền hình VN (phía Nam) phỏng vấn lãnh đạo Hội và đưa tin về phong trào cải tạo vườn tạp, về mô hình chăn nuôi, trồng trọt đặc biệt đã có phóng sự về phong trào đền ơn đáp nghĩa với VAC tình nghĩa tình thương; về các gương người tốt việc tốt trong Hội của TP. Ngoài ra với phong trào phát triển VAC ở các Quận Huyện cũng được các báo đài TP và địa phương đưa tin nhiều lần trong  các năm.

-Hội đã tham gia với khu du lịch văn hóa Suối Tiên 12 năm liền tổ chức lễ hội trái cây Nam Bộ (từ năm đầu tiên), phối hợp tổ chức cuộc thi tạo hình nghệ thuật bằng trái cây, vừa là nơi tuyên truyền về kinh tế vườn, vừa là nơi tiêu thụ trái cây, hàng năm đưa về khu du lịch Suối tiên từ 500 đến hàng ngàn tấn trái cây đủ loại. Hiện TP đã công nhận Lễ hội trái cây là một trong những điểm nhấn du lịch của Thành phố thu hút du khách trong và ngoài nước.

- Hội đã xây dựng 12 băng video về kỹ thuật cây trồng và vật nuôi (một số cây ăn trái, rau, hoa, cây cảnh…), về chăn nuôi như kỹ thuật nuôi heo, bò sữa, thỏ, một số loại thủy sản như cá sấu, cá tai tượng, ba ba,…

- Viết trên 100 bài từ tin ngắn đến các điển hình về sản xuất, cho các báo Người làm vườn, Kinh tế nông thôn, Sài gòn giải phóng, Nông nghiệp, Người lao động…Thành Hội đã in và phát hành sổ tay công tác Hội hàng quý trong những năm 1990 - 2010 được 45.000 cuốn làm nội dung sinh hoạt cho các CLB Chi tổ hội.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông TP phát hành 300 cuốn Cẩm nang chăn nuôi. Phát hành 1000 cuốn “ Những vườn sinh thái đẹp tiêu biểu tại TP” qua 4 lần hội thi vườn sinh thái đẹp, đồng thời phát hành 280 cuốn tạp chí “Người Làm Vườn”, 6.000 tờ rơi tuyên truyền về Người làm vườn và kinh tế nông thôn. Trên 3000 tờ rơi hướng dẫn xây dựng vườn rau dinh dưỡng gia đình trong TP .Tám năm gần đây được sự hỗ trợ của Trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp (Sở Nông nghiệp & PTNT), Hội mở trang website của Hội với nhiều tin bài vận động tuyên truyền,thực hiện chủ trương, chính sách, tin bài đa dạng thiết thực, hấp dẫn hội viên và bạn đọc khá hiệu quả, bình quân có trên 3.000 lượt truy cập hàng tháng cùng với 2 kỳ tập tin của Hội mỗi năm đã góp phần vào công tác tuyên truyền vận động hiệu quả.

- Hội đã tổ chức 26 cuộc Hội thảo lớn có nhiều hội viên và bà con dự, nội dung về áp dụng tiến bộ KHKT vào kinh tế vườn.

- Đã trực tiếp tổ chức 242 lớp tập huấn từ cải tạo vườn tạp, phát triển ô dinh dưỡng đến các lớp kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc cây ăn trái, nuôi tôm cá, chăn nuôi…phát triển hoa mai, hoa lan, cây kiểng,với trên 4.240 lượt người dự.

- Đã tự tổ chức được 12 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế VAC và xây dựng các mô hình du lịch sinh thái ở các tỉnh Bình Định, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu v.v…chưa kể các Quận Huyện Hội tự tổ chức và phối hợp tổ chức hàng trăm chuyến tham quan học tập trong 30 năm qua.

- Ngoài ra, hàng quý và 6 tháng Thành Hội đã tổ chức các hội nghị giao ban với các Quận, Huyện Hội,(có 4 lần tổ chức tại các Vườn đẹp để kết hợp tham quan học tập) tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại của phong trào, những kiến nghị với Thành phố về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động Hội và trợ giúp thiên tai vỡ đê, ngập úng, thiệt hại về kinh tế VAC của hội viên và bà con nông dân trên địa bàn TP.

- Định kỳ sinh hoạt Chi hội, CLB Khuyến Nông – VAC, CLB chuyên ngành khác ở xã phường tổ chức hàng tháng, hàng quý, được đa số Chi hội, CLB thực hiện nề nếp đều đặn. Qua 31 năm đã tổ chức được trên 11.400 buổi sinh hoạt, có trên 300.000 lượt Hội viên tham dự được tuyên truyền chủ trương chính sách, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và giới thiệu mô hình hay trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, vận động hội viên hiến kế tham gia xây dựng Nông thôn mới, qua đó nhiều hội viên đã hiến hàng trăm m2 đất mở đường, xây dựng công trình xã hội, đóng góp hàng ngàn ngày công, đề xuất nhiều ý hay cho xây dựng Nông thôn mới của địa phương…

 Hiện nay với 2.762 hội viên (trong đó trên 90% là nông dân, trên 100 chủ trang trại và gần 1.000 gia trại) sinh hoạt tại 118 cơ sở Hội, Hầu hết các xã phường có sản xuất Nông nghiệp đều có cơ sở Hội hoạt động. Vị thế – uy tín của Hội được giữ vững và phát triển.

3./ Với gần 10.000 ha Vườn cây ăn trái trên địa bàn TP. Hội đã rất chú trọng qua các năm, tuyên truyền chỉ đạo phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển dịch cơ cấu vườn cây kém hiệu quả sang vườn cây chất lượng, hiệu quả cao hơn, kết hợp xen canh, đa dạng, vườn – ao – chuồng với KH – KT luôn được chuyển giao, nhân rộng, các vườn gắn với du lịch giải trí dã ngoại cộng động. Điển hình như cụm vườn cây ăn trái xã Trung An Huyện Củ Chi hàng năm đón khoảng 3 vạn lượt khách tham quan, vui chơi, giải trí, cùng nhiều vườn đẹp ở các Quận Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.. cũngtừng bước gắn với du lịch sinh thái tạo nơi vui chơi, thư giãn, đã đón khách tham quan, dã ngoại tăng thêm thu nhập.

- Hội đã phối hợp với Sở Nông Nghiệp & PTNT, Sở Du lịch TP tổ chức hội thi Vườn sinh thái đẹp được UBND TP cho phép nhằm tôn vinh các vườn đẹp, hiệu quả cao và nhằm gắn kết nhà vườn,Trang trại với du lịch dã ngoại tăng hiệu quả sản xuất. Qua 5 lần tổ chức hội thi (2 năm/lần) đã có gần 300 vườn ở Thành Phố được Sở Nông Nghiệp & PTNT công nhận “Vườn sinh thái đẹp cấp Thành Phố”, nhiều vườn đang gắn với du lịch giải trí, dã ngoại, tăng thu nhập.Nhiều vườn và cụm vườn như đã nêu đã và đang đón nhiều du khách tham quan….

4./ Vận động phong trào từ thiện xóa đói giảm nghèo “đền ơn đáp nghĩa” bằng các vườn – ao – chuồng VAC tình nghĩa, tình thương ở các Quận Huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi, Nhà Bè… với 252 vườn, ao, chuồng (trong đó có vườn của 5 hộ bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, 9 hộ gia đình liệt sĩ).

- Qua hơn 9 năm gần đây (từ 2010) Hội đã vận động xây dựng được 12 căn nhà tình thương 1 căn nhà tình nghĩa, tặng 2 bò giống trị giá trên 500 triệu đồng.

- Tham gia xóa đói – giảm nghèo, từ số vốn vận động ít ỏi của những năm đầu đã giúp 92 hộ xóa đói và giảm nghèo, sau đó thông qua dự án Cidse và VECO (thời kỳ 1991 – 1999) mà Hội làm chủ dự án, đã góp phần đưa gần 970 hộ ra khỏi cảnh đói và giảm nghèo ở các Huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh…cùng với việc hàng năm các Quận Huyện Hội Thành viên đều phối hợp với hội đoàn địa phương làm công tác xã hội, tặng nhiều phần quà cho hội viên và bà con nghèo nhân dịp Tết đến, Xuân về hàng năm. Qua nhiều hoạt động của Hội đã góp phần XĐGN trước đây và giảm nghèo bền vững của Thành phố đạt kết quả tốt đẹp.

 

5./ Vận động nhiều chủ trang trại, gia trại hình thành các Câu Lạc Bộ (CLB) theo ngành nghề như CLB hoa lan TP, CLB bonsai cây cảnh Củ Chi, CLB trồng cây cao su Củ Chi, CLB Mai vàng Bình Lợi, CLB Vườn sinh thái đẹp cụm Cần Giờ - Nhà Bè...Điển hình là Hội đứng ra thành lập  CLB trang trại TP 21 năm trước( năm 1999). Là CLB Trang trại đầu tiên của cả nước với trên 500 hội viên là chủ trang trại dân TP lập trang trại ở TP và các tỉnh lân cận, qua đó đã hỗ trợ các trang trại thủa ban đầu đang có nhiều khó khăn, thành tổ chức nghề nghiệp được Sở ngành liên quan hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách về nông nghiệp và trang trại,cùng đoàn kết hỗ trợ nhau phát triển kinh tế trang trại.CLB này cũng góp phần để Bộ nông nghiệp & PTNN nghiên cứu trình Nhà nước Ban hành Nghị quyết 03 về phát triển trang trại…CLB trang trại TP nay đã 21 năm thành lập tuy vẫn đang hoạt động nhưng số hội viên chỉ còn trên 30 chủ trang trại ở TP còn ở các tỉnh đã chuyển về CLB các tỉnh để sinh hoạt.

6./ Đẩy mạnh các chương trình liên tịch: Đã nhiều năm và trở thành truyền thống Hội phối hợp với Hội Nông Dân TP, Sớ Nông Nghiệp & PTNT, và các đơn vị liên quan khác ở Thành Phố và Quận Huyện với chương trình nội dung cụ thể hỗ trợ hội viên và bà con trong phát triển sản xuất (đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, tọa đàm hội thảo, tham quan học tập, hỗ trợ thủ tục vay vốn ưu đãi, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm…). Vận động, hướng dẫn phát triển vườn rau dinh dưỡng gia đình ở nội thành và các vùng thị tứ, thị trấn ngoại thành để có rau sạch dùng cho gia đình, kết hợp phát triển thêm mảng xanh đô thị, phong trào này đã lan tỏa với hàng ngàn hộ dân có ban công sân thượng ở nội thành tham gia,  hiện nay số hộ thực hiện tăng lên rất nhiều...

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông TP (thuộc Sở Nông Nghiệp & PTNT) lập ra 108 Câu lạc bộ Khuyến Nông – VAC từ năm 2000 (Nay còn 99 CLB đang sinh hoạt) ở xã phường có sản xuất nông nghiệp, qua đó gắn công tác Khuyến Nông với phát triển kinh tế VAC đô thị. Điểm nổi bật của Câu Lạc Bộ này là có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội với Trung tâm Khuyến Nông và Hội Nông Dân nên sinh hoạt đều đặn, nội dung thiết thực và có chi phí trà nước, bồi dưỡng báo cáo viên …trong sinh hoạt định kỳ tháng.

7./ Vận động hội viên Trang trại, hội viên có tay nghề cao, sản xuất kinh doanh giỏi, tham gia hướng dẫn đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho bà con (chủ yếu thực hành, vừa học vừa làm) miễn phí. Bình quân mỗi năm có khoảng gần 100 bà con được đào tạo miễn phí ngành nghề như sản xuất hoa (Hoa lan, Hoa mai, bông sứ…) – cây bonsai, cây cảnh, cá cảnh, sản xuất giống cây ăn trái, thiết kế sân vườn, kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa…nhiều học viên trở thành SXKD giỏi lại giúp đỡ người khác.

8./ Về thực hiện dự án và công tác đối ngoại:

- Hội đã tiếp nhận 5 dự án tín dụng tiết kiệm của các tổ chức phi chính phủ (NGO) như dự án Cidse , Dự án Fado Fost( Veco) và Dự án Melbourne và SCFA của Úc giúp nhiều bà con thoát đói giảm nghèo những năm 1993-1999 như đã nêu ở phần trên.

- Dự án của Tổ chức phi chính phủ Đức “ Bảo vệ sự đa dạng sinh học trên sông Đồng Nai” trong 3 năm (2008-2010), kinh phí trên 600 triệu đồng đã đề xuất giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong nguồn nước sông.

- Dự án nhỏ của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP về phát triển Vường rau dinh dưỡng trên ban công, sân thượng cho hộ gia đình ở nội thành. Qua dự án Hội đã giúp hàng ngàn hộ dân nội thành phát triển tự túc rau xanh an toàn cho gia đình, qua đó cũng góp thêm mảnh xanh ở nội thành vốn đang thiếu hụt cho thành phố như đã nêu

-  Hội đã vận động “ mạnh thường quân” đóng góp kinh phí thực hiện mô hình phát triển Cây chum ngây (Moginga) trong hộ dân ở xã Tân phú trung, Huyện Củ Chi với trên 100 hộ tham gia qua đó nhân rộng để tăng nguồn rau xanh an toàn, giàu dinh dưỡng cho Hội viên và bà con.

Kết quả thực hiện các dự án của Hội.

Đã góp phần tích cực vào chương trình XĐGN thủa ban đầu và giảm nghèo của TP góp phần chuyển giao kỹ thuật cho Hội viên từng bước phát triển theo chương trình nông nghiệp đô thị ngày càng có kỹ thuật cao phong trào phát triển 2 cây – 2 con trước đây và phong trào gần đây phát triển RAT, hoa , cây kiểng, cá kiểng , CAT gắn với du lịch dã ngoại cũng nhu nuôi trồng thủy sản, công nghệ cao, đa dạng phong phú, bền vững,.. góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp hiệu quả.

Về công tác đối ngoại:

- Hội luôn quan tâm đến mối quan hệ với các Hội Làm Vườn Tỉnh, Thành để trao đổi học tập kinh nghiệm tổ chức Hội và những mô hình SXKD hiệu quả của hội viên…

- Hội đã chủ động cử nhiều hội viên và nông dân đi tham quan học tập các tỉnh như Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Tháp, Bến Tre, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long và Trà Vinh…

- Ngược lại Hội đã tiếp nhiều đoàn đến TP HCM tham quan học tập một số mô hình như: Đoàn tỉnh Hội Nghệ An và tỉnh Hội Thanh Hóa tham quan mô hình xây dựng CLB trang trại; Đoàn Bình Định tham quan về bò sữa, một số giống xoài, măng cụt,…

- Đặc biệt năm 2003 Hội đã đón tiếp, tổ chức cho đoàn cán bộ trên 40 người ở 20 tỉnh miền Bắc vào tham quan về phát triển đàn bò sữa, hoa kiểng và rau an toàn của TP HCM. Do Trung ương Hội làm vườn VN mời.

9./ Hội luôn chú trọng việc cập nhật thông tin hội viên: Để nắm chắc số lượng cùng nghành nghề của hội viên, qua đó đề xuất những hoạt động thiết thực hơn, từ năm 2008 đến nay cứ 3 năm tiến hành tổng điều tra cập nhật thông tin hội viên 1 lần từ cơ sở Hội, CLB chuyên ngành ở xã, phường. Điều tra cập nhật gồm:

- Họ tên hội viên (nam nữ); Ngành nghề SXKD; Đánh giá ( giàu, trung bình, nghèo) theo tiêu chí của Hội nông dân TP; Ý kiến hội viên.

10./ Hội đã phát động và tổ chức  các phong trào thi đua hàng năm, nhằm tạo khí thế hoạt động các  phong trào phát triển VAC và trang trại, tuyên dương các điển hình tiên tiến, phát huy ưu điểm khắc phục kịp thời các yếu kém trong hoạt động Hội

- Hội đã tổng kết hoạt động 10 năm, 20 năm và 30 năm thành lập, phát triển, qua đó đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm trong hoạt động và nhiều mô hình tiêu biểu trong phát triển VAC được vinh danh ở hội nghị. Riêng dịp Hội tồng kết 10 năm và 20 năm đã được lãnh đạo UBND TP tham dự, phát biểu chỉ đạo và trao tặng cờ truyền thống của UBND TP cho Thành Hội.(cờ truyền thống của UBND TP tặng Hội dịp tổng kết 20 năm và 30 năm)

Kết quả các phong trào thi đua trong 31 năm Hội đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 năm 1999( 10 năm thành lập), huân chương lao động hạng nhì năm 2014 ( 25 năm hoạt động ) và 2 lần được thủ tướng CP tặng Bằng khen cùng nhiều Bằng khen gồm :

-         1 Bằng khen của UB Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ( 2003)

-          2 bằng khen của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012- 2014)

-         2 bằng khen của TW Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (2010- 2019)

-         1 bằng khen của TW Hội nông dân Việt nam (2007)

-         1 bàng khen của thành ủy TP HCM( giai đoạn 2016-2018)

-         3 bằng khen của UB Mặt trận tổ quốc Việt nam TP HCM

-         8 bằng khen của UBND TP HCM

-         2 cờ truyền thống của UBND TP

-         5 cờ thi đua xuất sắc và 9 bằng khen của TW Hội làm vườn  Việt Nam

-         175 kỷ niệm chương của TW Hội làm vườn Việt Nam

-    9 năm được UBND TP HCM công nhận đạt tập thể lao động xuất sắc của TP ( 6 bằng chứng nhận và quyết định tuyên dương tập thể xuất sắc 3 năm 2016-2018 của UBND TP), cùng nhiều giấy khen của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn , của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP tặng tập thể và cá nhân Hội  trong 3 thập kỷ qua.

Hội làm vườn &trang trại TP luôn trân trọng và biết ơn sự chỉ đạo và hỗ trợ của Thành ủy , UBND TP, MTTQ VN TP cùng các Sở ngành, đoàn thể, Quận Huyện và xã phường liên quan.                                                                           

HỘI LÀM VƯỜN VÀ TRANG TRẠI TP HCM