Những địa phương có diện tích cam giảm nhiều nhất phải kể đến xã Phù Lưu giảm 117 ha; xã Yên Phú, giảm 103 ha, xã Nhân Mục giảm 60 ha, xã Minh Dân giảm gần 65 ha…
Qua tìm hiểu thực tế tại các xã Minh Dân, Phù Lưu, Nhân Mục, Yên Phú thì phần lớn các hộ trồng cam chia sẻ rằng, mấy năm nay cam rớt giá lại khó tiêu thụ nên họ không mặn mà nữa. Nhiều hộ đã bỏ diện tích sang trồng các cây ngắn ngày như ngô, lạc hoặc chuyển sang trồng chanh. Một số hộ tiếc công sức chưa muốn phá bỏ nhưng cũng không thiết tha bỏ vốn mua phân bón và công chăm sóc cho vụ cam 2021.
Trước thực trạng nhiều hộ phá bỏ cây cam, UBND huyện Hàm Yên đã chỉ đạo, tuyên truyền, định hướng cho nhân dân trồng lại diện tích cam già cỗi, trồng các giống cam rải vụ cho thu hoạch sớm hoặc muộn và tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạch phát triển bền vững vùng cam; khuyến khích nhân rộng các mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và cam hữu cơ chuyển đổi trên địa bàn huyện; tiếp tục mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản cam và các loại quả khác trên địa bàn.
Giữ vững thương hiệu, quản lý chặt chẽ và phát triển chỉ dẫn địa ký cam sành Hàm Yên, giai đoạn từ nay đến năm 2025, huyện Hàm Yên sẽ tập trung giữ ổn định diện tích cam của toàn huyện là 7.000 ha, trong đó diện tích cam sành là 5.500 ha, còn lại là các giống cam khá như cam chanh, cam Vinh, cam V2… nhằm giải vụ và giáp áp lực tiêu thụ cho cây cam sành.
Mở rộng vùng cam theo hướng nông nghiệp tốt, từ nay đến năm 2025 huyện Hàm Yên phấn đấu nhân rộng và duy trì ổn định được 1.500 ha cam theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP và cam hữu cơ chuyển; tăng cường liên kết, quảng bá tiêu thụ sản phẩm.