Tổng số cây có khả năng cho củ (≥ 5 năm tuổi): 5,745 triệu cây, trong đó, Đăk Glei: 78.590 cây; Tu Mơ Rông: 5.667.090 cây. Với trên 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất, và 5 doanh nghiệp đang canh tác sâm Ngọc Linh. Tổng diện tích đã trồng trên địa bàn 2 huyện là: 907,24 ha, tương đương 21,575 triệu cây.
Tổng số hộ đã tham gia trồng sâm: 445 hộ gia đình và 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất. Có hơn 11.600 cây sâm trồng ngoài vùng chỉ dẫn địa lý (xã Đăk Blô, Đăk Choong) nhưng vẫn sinh trưởng tốt và đã cho củ”.
Cũng theo ông Vũ, về nguồn gốc sâm, các hộ dân khai nhận: gây giống từ hạt cây mẹ, và cây con thu lượm được trong rừng tự nhiên, đem về trồng trong vườn nhận khoán, và giữ làm giống từ trước năm 2003 đến nay.
Đối với hộ gia đình và nhóm hộ, người dân trong vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh, được nhận khoán bảo vệ rừng. Giao rừng có phân bố sâm Ngọc Linh tự nhiên, để thu lượm hạt cây mẹ, nhân giống và trồng trong môi trường rừng tự nhiên, để phát triển dần, và hình thành các vườn sâm như hiện nay.
Về sản xuất, cung ứng cây giống, Sở xác định: Trong 881 ha sâm cho thu hoạch quả; mỗi năm có khoảng 5,745 triệu cây cho hạt, tương đương 8,618 triệu đồng, có khả năng sản xuất được 6,205 triệu cây con.
Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Hữu Tháp, cho biết: “Năm 2021 số lượng cây giống đã gieo ươm trên địa bàn tỉnh khoảng 2,465 triệu cây, trong đó huyện Đăk Glei 100.000 cây, Tu Mơ Rông 2,365 triệu cây, người dân khoảng 135.000 cây doanh nghiệp 2,230 triệu cây. Số lượng cây giống được đoàn kiểm tra, thống kê thực tế, tại các vườn sâm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Dự báo, năm 2022 và các năm tiếp theo, mỗi năm sản xuất được 6,205 triệu cây giống, có thể trồng được trên 500 ha/năm, trong đó: huyện Đăk Glei 413.705 cây, Tu Mơ Rông 5,8 triệu cây.
Về cơ chế quản lý, cung ứng giống sâm trên địa bàn: Đối với các tổ chức sản xuất sâm, giống sâm Ngọc Linh, giao Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý. Đối với hộ gia đình, nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất, giao UBND huyện quản lý”.
Ngoài ra, cũng theo ông Tháp, vào thời điểm thu hoạch, các tổ chức có sâm Ngọc Linh báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT; các hộ gia đình, tổ liên kết sản xuất báo cáo UBND huyện. Số lượng cây có hoa, hạt giống thu hái, đơn vị được giao quản lý nhà nước, thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế và xác nhận, để tổ chức, cá nhân gieo ươm.
Khi trồng, các tổ chức, cá nhân, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước, để kiểm tra, xác nhận lô cây con. Số cây giống trồng vượt số lượng xác nhận, được xem như sâm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sẽ bị xử lý theo quy định.
Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, nhóm hộ, triển khai công tác gieo ươm, trên cơ sở số lượng cây giống cho hạt hàng năm, để mở rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh.
Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân sản xuất sâm và giống sâm, khi được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước, để người dân có nhu cầu về sâm và trồng sâm, liên hệ trực tiếp không phải qua khâu trung gian.
Mặt khác, cần điều chỉnh mật độ trồng sâm Ngọc Linh từ 40.000 cây/ha xuống còn khoảng 10.000 cây/ha. Đặc biệt, không lên luống trồng tập trung như trước đây, mà khoanh theo ô vuông khoảng 3-4 m2 dưới tán rừng tự nhiên, (như vườn sâm của huyện Tu Mơ Rông). Đây là phương thức trồng phù hợp với thực tiễn, ít ảnh hưởng đến cấu trúc, và diễn thế rừng.
Cho phép Sở Khoa học và Công nghệ, cấp chỉ dẫn địa lý "Sâm Ngọc Linh Kon Tum" đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh củ, của các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác nêu trên, sau khi có kết quả xác nhận thực tế của Sở Nông nghiệp và PTNT Kon Tum.
Hy vọng, với quyết tâm cao của chính quyền và địa phương, chắc chắn, cây sâm Ngọc Linh, sẽ sớm đưa người dân nơi đây không những thoát nghèo, mà còn làm giàu bền vững.
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)