Qua thử nghiệm cho thấy tổng số ngày nuôi đã giảm trung bình từ 10 – 15 ngày, đàn heo tăng trọng một cách tự nhiên, phát triển đồng đều, chỉ số chuyển đổi thức ăn đã giảm từ 2,47 – 2,7 kg cám/kg thịt xuống còn 2,2 – 2,3kg cám/kg thịt. Đặc biệt môi trường nuôi sạch, gần như không có mùi.
Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học BiOWiSH Aquafarm đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong bùn và ao, giảm thiểu sự hình thành và lắng đọng của các chất hữu cơ dư thừa như giảm nồng độ phốt pho và các hợp chất nitơ, đồng thời kiểm soát được sự gia tăng của các loài tảo và các chất khí độc hại như NH3, H2S..., ổn định oxy hòa tan trong nước ao nuôi, cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của tôm cá…
Mô hình tiêu biểu
Tại Tiền Giang, thử nghiệm chế phẩm BiOWiSH trên cây lúa, bưởi da xanh, xoài, nuôi lợn đã thu về hiệu quả cao, năng suất lúa trung bình tăng từ 7 tấn/ha lên 9 tấn/ha.
Tại Bình Định, Hội Nông dân tỉnh đã trình diễn sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH trong chăn nuôi và trồng trọt tại các huyện: Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn và thị xã An Nhơn.
Qua các đợt triển khai, kết quả cho thấy hiệu quả hơn hẳn các mô hình đối chứng. Môi trường chăn nuôi sạch hơn, gần như không có mùi.
Rau phát triển xanh tốt nhờ sử dụng BiOWiSH. |
Mô hình chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Quý ở xã Ân Mỹ và ông Đinh Công Nam ở xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân. Sau khi thử nghiệm từ trộn chế phẩm vào thức ăn và pha vào nước uống, áp dụng trên 10 con lợn nái mang thai, sinh lợn con, chăm sóc đàn lợn con tăng trọng một cách tự nhiên, phát triển đồng đều, chỉ số chuyển đổi thức ăn giảm từ 2,47 kg cám/kg thịt xuống còn 2,34 kg cám/kg thịt, màu da đàn lợn đẹp, lông mượt. Số ngày nuôi giảm trung bình từ 5 -7 ngày so với nuôi thông thường, xuất chuồng sớm.
Tương tự, mô hình chăn nuôi gà của ông Nguyễn Cao Đệ ở xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, trọng lượng gà tăng trung bình 13,6%, tỷ lệ tăng trọng hàng ngày tăng 20%, mùi hôi trong chuồng giảm gần như hoàn toàn, các loại bệnh thông thường trên gà mà trước đây gia đình ông hay gặp phải hầu như không xảy ra, đàn gà 1.000 con xuất chuồng sớm so với chăn nuôi thông thường.
Nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia
Viện Chăn nuôi đã tiến hành một đề tài nghiên cứu công phu, nhằm đánh giá việc sử dụng chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS trong chăn nuôi lợn và gà trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm trên đàn heo cho thấy, khả năng sinh trưởng tăng 7,2%; tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tăng 5,8%; giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy trong giai đoạn đầu ở mức 41,7%; giảm nồng độ NH3, H2S và khí mê tan trong phân.
Còn với trên đàn gà, khi sử dụng BiOWiSHTM MultiBio 3PS bổ sung vào thức ăn, tổng khối lượng đàn gà cuối kỳ tăng khoảng 6%, tỷ lệ tiêu chảy của gà từ 1 – 70 ngày tuổi giảm khoảng 51%; thu nhập tăng 11,6% so với mô hình đối chứng (không sử dụng BiOWiSH).
Tại Tập đoàn DABACO đã sử dụng BiOWiSH™ MultiBio 3PS thử nghiệm tại Nhà máy sản xuất thức ăn của Dabaco và thử nghiệm đánh giá tại Trại Gà và Trại Heo – Lạc Vệ, tỉnh Bắc Ninh cho các chỉ số rất tốt.
Cụ thể, sau khoảng 2 tuần ứng dụng bổ sung vào thức ăn chuồng nuôi gà đẻ (40 tuần tuổi), tiến hành quan trắc các thông số môi trường không khí thì thấy tỷ lệ mùi giảm đáng kể, khí H2S giảm từ 5,355 mg/m3 xuống còn 3,72mg/m3 (giảm 30,5%); khí NH3 giảm từ 7,545 mg/m3 xuống còn 5,315 mg/m3 (giảm 29,6%). Tỷ lệ gà đẻ cao, thậm chí có thời điểm vượt cả đường tiêu chuẩn (đỉnh điểm là tuần thứ 45 tỷ lệ đẻ đạt 95%).
Đồng thời, việc ứng dụng chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS đưa vào hệ thống tiêu hóa của gà con ngay từ những ngày đầu nhập gà về đã cho kết quả tích cực, tỷ lệ chết rất thấp (sau 53 ngày nuôi tỷ lệ chết chỉ chiếm 0,03%).
Tại các thí nghiệm khác trên các chuồng nuôi lợn (thực hiện tại Trại lợn của Cty TNHH MTV Lợn giống Lạc Thủy - thuộc Tập đoàn DABACO) tại Tiên Du, Bắc Ninh, kết quả cho thấy việc sử dụng chế phẩm BiOWiSH 3PS vào quá trình ép viên thức ăn và sử dụng chế phẩm BioWiSH 3PS vào hệ thống nước của đàn lợn, mùi hôi của chuồng trại giảm rõ rệt.
Sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH™ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề bức thiết nhất của ngành chăn nuôi đó là: giảm chi phí (thức ăn, thuốc thú y); giảm rủi ro (giảm tỷ lệ chết của vật nuôi); nâng cao chất lượng sản phẩm động vật; loại bỏ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm (thịt, trứng, sữa); tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường. |